🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️🤼🏃🏻🚴🏼🏋🏻🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
𝐊𝐇𝐈 𝐍𝐀̀𝐎 𝐂𝐇𝐎 𝐁𝐄́ 𝐁Ắ𝐓 ĐẦ𝐔 𝐀̆𝐍 𝐃𝐀̣̆𝐌? 🤔🤔
Cho bé ăn dặm khi bé đã sẵn sàng tinh thần ăn dặm. Khi thấy người lớn ăn thì bé cũng đòi ăn đó là lúc bé sẵn sàng ăn dặm. Thường thì vào lúc này bé đã khoảng 5 tháng nhưng tốt nhất vẫn là 6 tháng tuổi – khi bé ngồi vững và cứng cổ.
💞💞𝙉𝙜𝙪𝙮𝙚̂𝙣 𝙩𝙖̆́𝙘 𝙠𝙝𝙞 𝙘𝙝𝙤 𝙗𝙚́ 𝙖̆𝙣 𝙙𝙖̣̆𝙢:
– Cho bé ăn đúng thời điểm
– Không nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi
– Không ép ăn, không dọa nạt và đừng đặt nặng việc bé ăn nhiều hay ít vì dưới 1 tuổi thì bé chủ yếu là học kĩ năng
– Chỉ cho bé thử thức ăn mới khi cơ thể khỏe mạnh và nhớ áp dụng nguyên tắc 3DW.
– Cho bé dùng thực phẩm tương ứng với tháng tuổi của mình và nên lưu ý những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng với bé
– Không bế rong, không sử dụng tivi hoặc điện thoại khi ăn
– Tập cho bé thói quen ngồi ghế khi ăn
💮💮💮VỀ LỊCH ĂN:
☝️Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 buổi trưa duy nhất và tăng lên 2 buổi khi bé được 7 tháng. Khi bé được 11 tháng thì tăng lên thành 3 bữa chính.
✌️Bữa phụ ( sữa chua, trái cây, bánh flan, đậu hủ non…) các mẹ có thể thêm vào khi bé được 7 tháng và ăn khi ngủ trưa dậy
💮💮💮VỀ LƯỢNG ĂN:
Trong lần đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé nếm thử 5ml cháo rây trong khoảng 2-3 ngày đầu. Khi nhận thấy bé hợp tác và muốn ăn nhiều hơn, mẹ tăng từ từ cho bé lên 10ml – 20ml – 40ml (bao gồm cháo + rau củ) tùy theo khả năng của bé. Sau 1 tháng ăn dặm, lượng ăn của tháng tiếp theo sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của bé.
✨Giai đoạn 6-7m
Mẹ nên chọn các loại củ, quả hấp mềm như súp lơ, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, su su, su hào, táo, lê…và không quên rau để thêm chất xơ cho bé để không bị táo
✨ Giai đoạn 7-12m
Lúc này mẹ có thể giới thiệu đạm động vật cho bé như lòng đỏ trứng, thịt cá trắng, thịt heo, lươn, gà, bò, tôm…Lượng thịt, cá trong bữa ăn của bé ở giai đoạn này khoảng 15g/phần ăn (lòng bàn tay bé)
🔥🔥Lưu ý: các loại hải sản có vỏ cứng như trai, hào, sò..chưa thích hợp cho bé trong giai đoạn này vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Tốt nhất qua 1 tuổi mới dùng.
💞💞𝘿𝙪̣𝙣𝙜 𝙘𝙪̣ 𝙘𝙝𝙚̂́ 𝙗𝙞𝙚̂́𝙣 𝙖̆𝙣 𝙙𝙖̣̆𝙢 𝙘𝙝𝙤 𝙗𝙚́ 𝙜𝙤̂̀𝙢:
– Rây cháo
– Cốc nấu cháo trong nồi cơm điện hoặc nồi nấu cháo chậm
– Máy xay
– Nồi chảo xửng hoặc 1 chảo lẻ
– Hộp bảo quản thức ăn đã chế biến hoặc nước dashi.
– Dụng cụ ăn (bát, chén, thìa, muỗng, cốc, yếm ăn)
– Dao thớt
– Ghế ăn dặm
Và 1 số dụng cụ hỗ trợ khác tuỳ vào mục đích sử dụng của mẹ (túi nhai trái cây, thìa 2 đầu, khay úp chén/bát, hũ thuỷ tinh chia vạch, thìa đong, cân tiểu ly, bình ủ cháo,…)
📌📌Nếu có điều kiện và muốn giữ vệ sinh tuyệt đối, không nhiễm khuẩn chéo thì mẹ nên sắm riêng dụng cụ chế biến thức ăn và dụng cụ ăn cho bé.
💞💞𝙏𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙥𝙝𝙖̂̉𝙢 𝙖̆𝙣 𝙙𝙖̣̆𝙢 𝙘𝙝𝙤 𝙗𝙚́ 𝙜𝙤̂̀𝙢:
– Gạo hữu cơ
– Dầu ăn dặm
– Yến mạch, hạt hữu cơ dinh dưỡng
– Mì, miến, nui hữu cơ
– Bánh ăn dặm
– Sữa chua, váng sữa, phô mai tách muối,…
📌📌Gia vị muối, đường, nêm thì không nên nêm cho bé dưới 1 tuổi, ngoại trừ dầu ăn dặm lại rất cần thiết, các thực phẩm khác mẹ nên cho bé thử nếm qua hết để đa dạng thực phẩm và cho bé đỡ ngán.
💞💞Đ𝙤̣̂ 𝙩𝙝𝙤̂, 𝙢𝙚̂̀𝙢, đ𝙖̣̆𝙘 𝙡𝙤𝙖̃𝙣𝙜 𝙘𝙪̉𝙖 𝙩𝙝𝙪̛́𝙘 𝙖̆𝙣???
✨Giai đoạn 1: Từ 5-6m. Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, chủ yếu là tập cho bé ăn bằng muỗng và làm quen với các vị thức ăn khác ngoài sữa. Thức ăn của bé được chế biến thành dạng bột và sánh để bé dễ nuốt. Độ loãng của súp đạm và súp rau giống như cháo với tỉ lệ 1:10.
✨Giai đoạn 2: Từ 7-8m. Ở giai đoạn này, bé tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào cổ họng để nuốt. Thức ăn củ bé đc ninh mềm, nghiền sơ và sánh để bé có thể làm tan thức ăn bằng lưỡi và dễ nuốt. Độ loãng của súp đạm và súp rau giống như cháo tỉ lệ 1:7.
Lúc này bé đã quen dần với thức ăn dạng đặc, mẹ bắt đầu có thể bổ sung thêm nhóm đạm và chất béo vào thực đơn của bé.
☝️Nhóm đạm: mẹ có thể cho bé làm quen với lươn, ếch, cá sông vd như cá lóc là tốt nhất. Với thịt mẹ có thể băm nhuyễn, nấu với bột hoặc cháo rồi ray mịn cho bé tập ăn.
✌️Nhóm chất béo: bé không thể thiếu nhóm này trong khẩu phần ăn của mình. Mẹ nên kết hợp cùng 3 nhóm tinh bột, đạm, vitamin khi nấu ăn cho bé.
✨ Giai đoạn 3: Từ 9-11m. Giai đoạn này bé đã biết nhai trệu trạo vì vậy thức ăn của bé đc ninh mềm sao cho bé có thể nhai bằng lợi. Thức ăn đc cắt khoảng 1 ngón tay và dài khoảng 2 đốt ngón tay để cho bé có thể tự bốc ăn.
Lúc này mẹ có thể bổ sung thêm thịt đỏ hay tôm biển vào thực đơn của bé.
Cua biển, mực, nội tạng (tim, gan..) là thực phẩm rất giàu đạm và mẹ có thể bổ sung khi bé đc 10m tuổi.
✨ Giai đoạn 4: Từ 12-18m. Lúc này bé đã có nhiều răng hơn nên thức ăn được nấu mềm sao cho bé có thể nhai bằng răng.
✨Bước qua 1 tuổi thì hầu như hệ tiêu hoá của con đã phát triển tương đối hoàn chỉnh nên sẽ không còn giới hạn quá gay gắt về thực phẩm cho bé ăn. Ở giai đoạn này mẹ có thể bổ sung thêm cho con nhóm thực phẩm như nghêu, sò, ốc, lòng trắng trứng để con hấp thụ đạm hiệu quả hơn cho cơ thể.
💞💞𝙏𝙝𝙪̛́ 𝙩𝙪̛̣ 𝙘𝙪𝙣𝙜 𝙘𝙖̂́𝙥 đ𝙖̣𝙢:
6.5m: lòng đỏ trứng test dị ứng với 1/3 lòng
7-8m: thịt cá trắng, cá hồi, gà, heo, bò, bồ câu, lươn…
9m: cá biển loại nhỏ, tôm biển
10m: cua biển, n ội t ạng (tim, gan..), mực
Sau 1 tuổi: nghêu, sò, lòng trắng trứng…
💥💥Các loại thực phẩm sau đây mẹ nên biết khi nào nên cho ăn và ăn bao nhiêu để tránh gây dị ứng và mang lại dinh dưỡng cho bé:
🌟NƯỚC YẾN (yến sào, tổ yến hay yến hủ chưng sẵn) và MẬT ONG (kể cả SỮA ONG CHÚA) có nguy cơ gây dị ứng rất cao với các bé dưới 1 tuổi, chỉ nên thử khi các bé được 1.5 tuổi
Mật ong bình thường bán trong siêu thị có thể dùng cho các bé trên 1 tuổi nhưng mật ong rừng (raw honey) chỉ dùng cho các bé trên 2 tuổi.
🌟HẠT CHIA: bé từ 6m đã có thể sử dụng hạt chia, nên ăn cân bằng như các loại hạt khác, ngày ko quá 5gr, tuần ko quá 4 ngày.
🌟GẠO LỨT: không thích hợp cho bé dưới 5 tuổi vì nó tạo cảm giác no nhanh, bé sẽ ko nhận đủ dinh dưỡng cơ thể cần
🌟SỮA CHUA có thể giới thiệu từ 6.5-7 tháng, PHÔ MAI, FROMAGE FRAIS có thể giới thiệu ở tháng thứ 7-8.
🌟VÁNG SỮA có thành phần chất béo cao nhưng ít dưỡng chất, 1 số loại có nhiều đường nên ko thích hợp cho hệ tiêu hoá nên mẹ cân nhắc cho bé nếu hệ tiêu hoá bé thuộc dạng yếu, nên giới thiệu ở tháng thứ 8
Bé từ 10-12m ko dùng quá 30g/ngày, tuần ko quá 3 ngày
Bé trên 1 tuổi dùng ko quá 50g/ngày, tuần ko quá 4 ngày. Trẻ thừa cân, béo phì không khuyên dùng.
🌟YẾN MẠCH: khi đã quen dần với gạo thì có thể giới thiệu yến mạch. Yến mạch cũng giống như bún, mì nên giới thiệu 1 vài bữa như cháo trong tuần.
🌟THỊT BÒ/HEO: Hiệp Hội Dinh dưỡng Anh và Viện nhi khoa Mỹ đều khuyến khích các bé ăn thịt heo/bò để cùng cấp sắt nguyên tố khi vào giai đoạn 2 bé ăn dặm
🌟NẤM CÁC LOẠI, giới thiệu sau 8 tháng
🌟ĐẬU HỦ có thể giới thiệu khi bé đc 6.5-7 tháng tuổi, tuần ko quá 3 ngày.
🌟MỠ ĐỘNG VẬT ko dùng trong việc ép dầu hoặc chế biến thực phẩm cho bé, đặc biệt bé dưới 1 tuổi
🚨🚨Khi cho bé sử dụng các loại thực phẩm trên lần đầu tiên, cần áp dụng phương pháp 3 day wait để cho bé thử ăn trong 3 ngày, nếu bé ko bị dị ứng có thể cho bé dùng bình thường.
St
#andamhuuco
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER
🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …
Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100064739706910
𝐊𝐇𝐈 𝐍𝐀̀𝐎 𝐂𝐇𝐎 𝐁𝐄́ 𝐁Ắ𝐓 ĐẦ𝐔 𝐀̆𝐍 𝐃𝐀̣̆𝐌?
Cho bé ăn dặm khi bé đã sẵn sàng tinh thần ăn dặm. Khi thấy người lớn ăn thì bé cũng đòi ă , shares-0✔️ , likes-1️️ , date-2024-10-19 13:50:29📰🆕
#𝐊𝐇𝐈 #𝐍𝐀𝐎 #𝐂𝐇𝐎 #𝐁𝐄 #𝐁Ắ𝐓 #ĐẦ𝐔 #𝐀𝐍 #𝐃𝐀𝐌 #Cho #dam #khi #đa #san #sang #tinh #dam #Khi #thay #nguoi #lon #thi #cung #đoi